Những trường hợp không nên dùng chế độ tự động lấy nét AF

26/08/2017, 07:55 AM
Những chiếc máy ảnh kỹ thuật số ra đời, thay thế cho những chiếc máy ảnh phim là một bước tiến vĩ đại của ngành công nghiệp này. Đáng kể rong số đó có lẻ là khả năng lấy nét tự động, một trong những khả năng mang đến sự đột phá. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, hệ thống này không phải là phương án tối ưu. Sau đây là những trường hợp không nên dùng chế độ AF (Auto focus)
 
Những trường hợp không nên dùng chế độ tự động lấy nét AF

>>> Xem thêm bài viết:  Phá vỡ các quy tắc trong nhiếp ảnh-tại sao không?

Khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu

Khi bạn tác nghiệp trong điều kiện ánh sáng yếu, độ tương phản giữa chủ thể với các chủ đề xung quanh sẽ rất thấp. Lúc này hệ thống lấy nét tự động sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định vùng lấy nét do chúng hoạt động dựa trên ánh sáng và độ tương phản. Để khắc phục điều này, một số mẫu máy ảnh đã được trang bị đèn trợ nét, tuy nhiên, trong một số trường hợp nó cũng không thể mang lại kết quả như ý muốn. 

 
Những trường hợp không nên dùng chế độ tự động lấy nét AF

>>> Xem thêm bài viết: Cách tính tuổi các ống kính Canon

Khi chủ thể có độ tương phản kém

Đối với một số chủ thể chỉ có một tông màu chủ đạo, độ tương phản kém hệ thống AF sẽ khó có thể lấy nét chính xác do không thể xác định được điểm nét dù cho ánh sáng vẫn đủ. Để khắc phục điều này, bạn có thể quay máy sang vùng có nhiều chi tiết hay tương phản tốt hơn, nhá lấy nét rồi quay về vùng cần chụp và lấy lại bố cục. Tuy nhiên điều này rất mát thời gian cũng như chưa hẳn đã làm được trong nhiều điều kiện.

Khi chụp động vật hoang dã

Động vật hoang dã thường rất thính và để chụp được chúng không phải là điều đơn giản. Đừng nghĩ ống kính mà bạn sử dụng có hệ thống lấy nét siêu thanh là sẽ có thể không làm chúng để ý. Để có thể chụp được chúng, bạn hãy tắt chế độ AF và chuyển sáng chế độ lấy nét tay. Tuy mất thời gian hơn những sẽ đem lại những hiệu quả bất ngờ.

 
Những trường hợp không nên dùng chế độ tự động lấy nét AF

>>> Xem thêm bài viết: Thực hành nâng cao nhãn quan nhiếp ảnh

Khi chụp ảnh phong cảnh

Trong thể loại nhiếp ảnh phông cảnh, để đảm bảo cho bức hình được nét toàn bộ, các nhiếp ảnh gia thường lấy nét vào điểm hyperfocal (điểm đảm bảo khoảng nét tối đa từ vùng tiền cảnh đến vô cực, có khoảng cách đến người chụp khác nhau tùy từng tiêu cự và độ mở). Nếu không quen tính toán và không quá cầu kỳ, bạn có thể áp dụng nguyên tắc lấy nét vào khoảng một phần ba khoảng cách từ tiền cảnh tới hậu cảnh để thuận tiện. Nhưng để đảm bảo máy luôn lấy nét vào điểm hyperfocal này, người chụp nên tắt AF và chuyển sang chỉnh tay, bởi nếu không, mỗi khi chụp một ảnh, máy lại lấy nét lại và rất có thể sẽ căn nét vào điểm khác.

 
Những trường hợp không nên dùng chế độ tự động lấy nét AF

>>> Xem thêm bài viết:  5 nguyên nhân khiến cho ánh sáng chưa đẹp

Khi chụp HDR

Chụp và làm ảnh HDR cần nhiều kiểu ảnh của cùng một cảnh, cùng thông số, cùng độ nét, chỉ khác nhau giá trị phơi sáng. Để đảm bảo độ nét và đối tượng nét được ổn định, tốt nhất nên chuyển về chế độ chỉnh tay bởi nếu bật chế độ AF, có thể máy sẽ lấy lại nét vào điểm khác khi chụp các bức ảnh khác nhau.

Chụp hành động

Khi chụp chuyển động nhanh, hệ thống AF sẽ chỉ tập trung bám nét vào đối tượng do khoảng cách bị thay đổi liên tục. Do đó, mặc dù cơ chế bám nét tương đối hiệu quả nhưng ảnh lại không tạo được ấn tượng gì đặc biệt. Do đó, các nhiếp ảnh gia thường hay sử dụng đến kỹ thuật “lấy nét trước”. Lúc này, máy ảnh và ống kính sẽ  chuyển sang chế độ lấy nét tay với khoảng nét được căn trước vào điểm mà chủ thể được dự đoán sẽ di chuyển qua. Các thông số tốc độ và độ mở được điều chỉnh hợp lývà kết quả thu được sẽ khiến bạn bất ngờ.

 
Những trường hợp không nên dùng chế độ tự động lấy nét AF

>>> Xem thêm bài viết: Kỹ thuật lấy nét trước (pre-focus) là gì?

Khi chụp qua lớp kính
 
Chụp ảnh qua lớp kính sẽ khiến cho những bức hình trông thật lung linh. Tuy nhiên, hệ thống lấy nét tự động sẽ hiểu nhầm ý đồ của bạn và lấy nét vào các bóng phản chiếu bóng phản chiếu hay vào các điểm trên tấm kính thay vì vào chủ thể cần chụp. Để có thể lấy nét chính xác, bạn cần chuyển sang chế độ lấy nét tay và lấy nét vào chủ thể phía sau tấm kính.

 
Những trường hợp không nên dùng chế độ tự động lấy nét AF

>>> Xem thêm bài viết: So sánh chất lượng hình ảnh của body crop và fullframe gắn cùng một ống kính

Khi chụp chân dung
 
Những bức hình chân dung sẽ đẹp hơn rất nhiều khi bạn lấy nét vào đôi mắt của mẫu. Chế độ AF mặc dù rất hiệu quả trong thể loại này nhưng đôi khi nó có thể lấy nét nhầm vào các vùng có tương phản lớn hơn như chân mày, mũi,… do các điểm này quá gần nhau. Việc này dẫn đến đối tượng chính là đôi mắt lại không thực sự nằm trong điểm nét căng, chưa kể còn có thể mờ nếu độ sau trường ảnh quá hẹp.

 
Những trường hợp không nên dùng chế độ tự động lấy nét AF

>>> Xem thêm bài viết: Điều gì xảy ra khi sử dụng lens fullframe trên body crop

Khi chụp thể loại macro

Chế độ AF cũng không thực sự hữu dụng với các ảnh macro bởi lẽ độ sâu trường ảnh ở thể loại ảnh này quá ngắn khiến cho hệ thống không biết lấy nét vào điểm nào. Với những thể loại này, tốt nhất nên chuyển sang chế độ chỉnh nét tay để người chụp có thể tự chủ hoàn toàn.

 
Những trường hợp không nên dùng chế độ tự động lấy nét AF

>>> Tìm hiểu thêm về mua máy ảnh trả góp tại Thế giới điện máy Bình Minh Digital.
 

Lưu

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 116 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000