Làm chủ sắc ảnh với dải tần nhạy sáng

12/03/2016, 15:33 PM
Những người cầm máy lâu năm sẽ không xa lạ gì với thuật ngữ “dải tần nhạy sáng” – yếu tố liên quan mật thiết đến sự phân màu sáng tối trong các bức ảnh. Nhưng thuật ngữ này chắc chắn làm bối rối những người mới chân ướt chân ráo bước vào nghề chơi lắm công phu này.

Làm chủ sắc ảnh với dải tần nhạy sáng

1.       Dải tần nhạy sáng

Dải tần nhạy sáng (Dynamic Range: DR) hay dải động là một dải biên độ thể hiện mức độ chênh lệch giữa vùng sáng nhất và vùng tối nhất của cảnh mà máy ảnh ghi nhận được. Vùng sáng nhất được mặc định là vùng màu trắng và vùng tối nhất được mặc định là vùng màu đen. Đơn vị dùng để đo khoảng Dynamic Range trong máy ảnh số là f-stop (Zone hoặc EV).

Tùy vào cường độ chiếu sáng và phản xạ mà các cảnh đều có khoảng Dynamic Range riêng. Thực tế, sẽ có nhiều cảnh được chiếu sáng không đồng đều bởi ánh sáng mặt trời trực tiếp, đối tượng màu đen và được phản xạ mạnh xuất hiện nhiều hơn nên có thể có khoảng Dynamic Range rộng và dễ dàng vượt quá phạm vi Dynamic Range của máy ảnh.

Làm chủ sắc ảnh với dải tần nhạy sáng

Nếu DR của cảnh và của máy ảnh càng rộng thì sự chuyển tiếp và độ chi tiết về màu sắc của ảnh càng rõ ràng, máy sẽ tái hiện hình ảnh với màu sắc sống động và chân thực hơn.

Nếu DR của máy ảnh thấp hơn DR của cảnh thì 1 số chi tiết của vùng tối và vùng sáng trên ảnh sẽ bị mất. Nếu chọn đo sáng ưu tiên vùng sáng thì DR của máy ảnh được ưu tiên dùng để thu nhận chi tiết của vùng sáng, nên vùng tối sẽ bị mất chi tiết. Nếu chọn đo sáng ưu tiên vùng tối thì DR của máy ảnh được ưu tiên dùng để thu nhận chi tiết của vùng tối, nên vùng sáng bị mất chi tiết.

Truy cập Binhminhdigital Đà Nẵng để tìm hiểu sâu hơn về máy ảnh

2.       Phân loại

Trong máy ảnh, dải tần nhạy sáng được phân ra thành các loại sau:

-        Dải tần nhạy sáng của cảm biến

Tổng tín hiệu mà 1 pixel trên cảm biến có thể thu nhận được gọi là tín hiệu ghi nhận tối đa. Tín hiệu bị nhiễu khi cảm biến không thể thu nhận một phần ánh sáng gọi là tín hiệu ghi nhận tối thiểu. Dải tần nhạy sáng của cảm biến máy ảnh là khái niệm phản ánh tỉ lệ giữa hai giá trị này.

-        Dải tần nhạy sáng của hình ảnh

Khi lưu ảnh ở định dạng JPEG, do cơ chế nén lossy nên một số chi tiết nằm trong vùng tối và vùng sáng sẽ bị mất. Lúc này, dải tần nhạy sáng của hình ảnh sẽ bị thay đổi. Đối ảnh định dạng RAW, những tín hiệu thu nhận của cảm biến sẽ được bảo toàn đầy đủ nên dải tần nhạy sáng cũng được giữ nguyên. Bằng cách sử dụng các phần mềm chuyên biệt, người dùng có thể lựa chọn tông màu, cấp độ DR cũng như cấp độ nén ảnh khi chuyển sang một định dạng khác.

3.       Dải tầng nhạy sáng và các mối quan hệ

-        Dải tần nhạy sáng và kích thước pixel

Trên bề mặt cảm biến, có hàng triệu ô nhỏ có tác dụng thu giữ các phân tử ánh sáng được gọi là pixcel. Lượng ánh sáng thu nhận được của mỗi pixel sẽ có một giá trị và được chuyển sang kỹ thuật số (A/D converter). Giá trị của lượng ánh sáng thu được sẽ tăng dần từ 0 đến 255. Khi số pixel vùng sáng thu được lượng sáng nhiều nhất (đạt giá trị tối đa 255) hoặc không thu được lượng ánh sáng nào (giá trị tối thiểu 0), các chi tiết ảnh sẽ bị mất. Vì vậy, pixel có kích thước lớn hơn sẽ hạn chế thời gian nhận đầy ánh sáng của các pixcel vùng sáng, đảm bảo thời gian để các pixcel vùng tối được nhận sáng kịp thời.

Làm chủ sắc ảnh với dải tần nhạy sáng

-         Dải tần nhạy sáng với ISO

Mức độ chênh lệch sáng giữa hai vùng sẽ thay đổi khi thay đổi ISO, và các giá trị này tỉ lệ nghịch với nhau. Càng tăng ISO lên cao, DR càng giảm, chất lượng ảnh cũng thấp hơn vì cài đặt này khiến ảnh thừa phơi sáng, nhưng giảm highlight do tăng cường độ sáng và ngược lại.

4.       Chức năng Auto HDR (High Dynamic Range - Dải Động Cao)

Nhiều máy ảnh chuyên nghiệp có cài đặt sẵn chức năng này. Sử dụng chức năng Auto HDR, máy ảnh sẽ tự động chụp nhiều bức ảnh có mức độ phơi sáng khác nhau. Điểm này tương tự như chế độ cân bằng trắng tự động trên máy ảnh. Nhưng không dừng ở đó, các tấm ảnh này sẽ tự động hợp nhất lại với nhau để tổng hợp và điều chỉnh độ chênh lệch sáng, cho ra một hình ảnh có dải chênh lệch sáng tối rộng nhất. Chỉ cần ấn nút nhả màn trập một lần, có thể chụp nhiều hình ảnh có độ phơi sáng khác nhau liên tiếp và thời gian xử lí mất chỉ khoảng 4 giây. Bạn có thể thiết lập mức chênh lệch độ phơi sáng trong khoảng 1 - 6 EV nhưng chế độ này sẽ không cho chất lượng hình ảnh tốt khi máy ảnh bị rung.

Làm chủ sắc ảnh với dải tần nhạy sáng

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 116 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000