Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 3)

17/03/2016, 04:28 AM
Đây là phần cuối cùng trong loạt bài viết. Nó mang tới cho bạn những kiến thức rất hữu ích về vấn đề tưởng như đơn giản vẫn được các người mới áp dụng hàng ngày. Cũng giống như con người, đồ vật qua ảnh cũng có cái hồn và có sức gợi rất mạnh.Vấn đề là bạn phải biết cách làm sao để các bức ảnh tĩnh vật có thể “nói” được.

>>>Máy ảnh Canon chất lượng giá tốt tại Binh Minh Digital

Yếu tố ánh sáng

Đã nói muốn chụp ảnh thì phải có ánh sáng dù ít hay nhiều. Và cách xử lý ánh sáng như thế nào sẽ mang lại kết quả như thế đó. Cái hiệu ứng to lớn nhất, làm cho các bức ảnh đồ vật có vẻ tự nhiên, các bức ảnh mang dáng dấp như một bức tranh sinh động, đó chính là bóng đổ. Kết cấu, trọng lượng, đường nét và không khí của bức ảnh được khắc họa khá rõ.
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 3)
Nếu có sự xắp đặt, thì cũng như khi chụp chân dung trong studio, những dụng cụ như đèn soft box hoặc light box (hộp đèn tản sáng). Với hai thiết bị này, ánh sáng được đồng bộ để soi rọi rõ ràng nhất vật cần chụp cũng như cô lập vật thể một cách tốt nhất. Nếu cần đổ bóng, người chụp chỉ cần tơi soft box để tùy chỉnh hướng sáng.

Nhưng nguồn sáng tự nhiên vẫn là nguồn sáng lý tưởng bởi khả năng cho ánh sáng dồi dào và cường độ cũng như màu ánh sáng rất tự nhiên với khung cảnh. Những dụng cụ hắt sáng sẽ là công cụ đắc lực giúp cho người chụp có thể điều phối ánh sáng một cách hài hòa nhất.
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 3)
Như đã nói, bóng đổ là hiện tượng thú vị kể cả khi chụp người lẫn chụp vật. Mối hướng sáng khác nhau lại cho ra một kiểu khác nhau. Nếu ở góc thấp, nguồn sáng sẽ tạo ra hiệu ứng bóng đổ khá dài, có khi hơn kích thước thực tế của vật, nhưng nếu ở góc cao, bóng chỉ có khoảng rất nhỏ. Đó là chưa kể các góc từ trước ra sau, chếch sang một bên hay kiểu ngược sáng kinh điển.
 
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 3)


Và dù cho có sử dụng các phương pháp tản sáng hay không thì kết quả thu được cũng khá thú vị. Từng đường nét với cấu trúc khối, các đường gãy là những chi tiết có sức tả rất mạnh.
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 3)
Cũng có khi, với từng bức ảnh, những cái bóng lại trở thành “nhân vật chính” thứ hai bên cạnh đối tượng chính của chúng ta.

Ý tưởng bố cục

Do có hai kiểu là sắp đặt và tự nhiên nên cũng có khá nhiều kiểu bố cục

- Với kiểu tự nhiên, thì phần ánh sáng đã làm rất tốt vai trò của nó là soi rọi, làm rõ là cho ra những hiệu ứng độc đáo. Vì vậy, bố cục tốt sẽ tôn vinh những gì tự nhiên mang tới cho bạn. Điều bạn cần làm là phải biết rõ những quy tắc về bố cục chẳng hạn quy tức 1/3 hay trung tâm khung hình… Các đường mạnh, điểm mạnh có thể là vị trí thích hợp để căn hình bấm máy.
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 3)
Có một điều cần lưu ý, nếu có nguồn sáng ở đâu, hãy bố trí cho vật được chụp nằm ngay sát với nguồn sáng còn phần nền tối xung quanh sẽ là phông nền.

Hãy kết hợp những quy tắc bố cục với các góc chụp khác nhau, bức ảnh của bạn sẽ có sự bắt mắt và độc đáo.
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 3)
Những vật thể ngoài trời, có thể là cỏ cây, hoa lá, hay những hòn đá lăn lóc, bạn có thể tận dụng tối đa sự tương phản của chúng với môi trường xung quanh. Bằng cách nhìn nhận kỹ về hình dáng cũng như màu sắc cũng có thể làm nổi bật đối tượng chính trong các bức ảnh.

- Nếu có sự xắp đặt thì bạn phải nắm rõ hết tất cả những quy luật và những yếu tố khách quan cũng như chủ quan của môn nhiếp ảnh. Chẳng hạn như xu hướng nghệ thuật, ánh sáng, màu sắc, tự tương tác màu sắc (bao gồm cả tương phản và hỗ trợ cũng như đồng nhất). Các đường nét, hình khối và màu sắc phải hài hòa, có nhịp điệu rõ ràng.
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 3)

Những trường phái nhiếp ảnh tĩnh vật khác nhau lại cho ra những kiểu với các gam màu khác nhau. Nếu bạn nắm bắt được các yếu tố đó, có thể bạn sẽ tạo ra những trường phái khác nhau. Theo quy luật phát triển, ảnh tĩnh vật cổ điển thường sử dụng những gam màu đơn sắc như nâu nhạt, vàng… Còn kiểu hiện đại, các gam màu nóng hay mạnh như đỏ, đỏ đen… lại được sử dụng nhiều.
 
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 3)

Mỗi gam màu có một sự ảnh hưởng không gian với các bức ảnh. Những gam màu nhạt, lạnh cho ta cảm giác xa vời thì những gam màu nóng có thể đẩy vật thể như lại gần người xem hơn. Hiệu ứng này cũng được dùng khá nhiều trong kiến trúc và hội họa.
 
Theo bạn, ảnh tĩnh vật khó hay dễ? (phần 3)

Bạn có thể cho điểm nhấn chính được hiện lên rõ ràng, nhưng với những chi tiết phụ, hãy để chúng chìm vào bóng tối của màu đen, sẽ tạo ra sự huyền bí, tò mò.

>>>Xem thêm: Theo bạn, chụp ảnh tĩnh vật dễ hay khó? (phần 2)


Kết luận

Dù công nghệ có phát triển tới đâu đi nữa thì chúng ta vẫn phải tự mình tìm ra những cái riêng của bản thân thông  qua lao động miệt mài. Có thể những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp rất hiện đại, nhưng đôi khi những vật thể thường ngày bên cạnh chúng ta mới là những đối tượng chính giúp ta tạo ra những bức ảnh để đời.

 

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 116 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000