Những điều cần biết để trở thành nhiếp ảnh gia (Phần cuối)

19/04/2016, 09:26 AM
Như vậy, với các yếu tố như điểm nhìn, phối cảnh hay đối tượng… ta đã hình dung ra phần nào quá trình chụp một bức ảnh. Và để trở thành nhiếp ảnh gia thực thụ, vẫn phải liên tục học hỏi hơn là chỉ phụ thuộc vào chiếc máy ảnh.


>>>Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết để trở thành nhiếp ảnh gia (Phần 2)



Đường nét tạo nên nhịp điệu

Nhịp điệu nghe giống như môn khiêu vũ. Quả thực nhiếp ảnh hay khiêu vũ đều phải thu hút được ánh nhìn của người xem. Từ các đường nét trên cơ thể người nghệ sĩ tới các đường nét trong một bức ảnh có thể khiến người xem có những cảm xúc rất khác nhau.
Những điều cần biết để trở thành nhiếp ảnh gia (Phần cuối)
Từ đường cong mềm mại tạo sự uyển chuyển, dịu dàng tới đường thẳng tạo cảm giác mạnh mẽ, dứt khoát.
Những đường khác như đường gãy khúc, thẳng đứng, xiên hay nằm ngang bao giờ cũng có một vai trò quan trọng trong hình dáng của hình ảnh. Trong một số trường hợp, chiếc máy ảnh không phải là vật khẳng định chất lượng bức ảnh mà là bạn chọn đối tượng như thế nào.

  - Đường gãy khúc biểu hiện sự mờ rối, hỗn độn.

  - Đường nằm ngang lặp đi lặp lại nhiều lần gợi cho ta vẻ yên tĩnh, nghỉ ngơi: hình ảnh ao hồ với mặt nước phẳng lặng, cánh đồng thẳng cánh cò bay.

  - Đường thẳng đứng lặp đi lặp lại nhiều lần, như những chiếc cột thẳng hàng của những công trình kiến trúc lớn, những thân cây trong một khu rừng gợi cho ta những cảm giác về cái vĩ đại, cái lớn lao, sự cao quí tinh thần, v.v...

  - Các đường chéo hội tụ vào nhau tại một điểm không thể gợi cho ta cái gì khác là sự xa vời, vô tận...

Các đường lặp đi lặp lại nhiều lần cũng giống một bản nhạc với giai điệu mạnh dồn dập nhay người nghệ sĩ múa liên tục với những động tác giống nhau. Sự lặp lại liên tục có tác dụng tạo ra một sự vĩnh cửu, trường tồn  cho đời sống nội tâm.
Những điều cần biết để trở thành nhiếp ảnh gia (Phần cuối)
Các sắc độ tối – sáng

Thế giới thực mà ta đang sống là không gian ba chiều. Ảnh chỉ là sự tái tạo lại thế giới thực nhưng với không gian hai chiều. Nó chỉ có chiều ngang và dọc, không hề có chiều sâu. Nhưng nếu biết diễn tả với các sắc độ sáng tối khác nhau thì khi nhìn vào bức ảnh, người xem vẫn có cảm giác như đó là cảnh thực diễn ra ngay trước mắt ta. Một tấm ảnh chỉ là cách để ta tái tạo cái không gian đó thông qua chiếc máy ảnh.
Những điều cần biết để trở thành nhiếp ảnh gia (Phần cuối)
Một bức ảnh có chiều sâu bao giờ cũng rất thu hút người xem. Trong một phong cảnh có không khí đượm bụi lẫn hơi nước làm cho các lớp cảnh ở xa như chìm trong một làn sương mờ ảo và làm nổi bật lên những lớp cảnh ở gần hơn. Đó là chiều sâu của một bức hình.
 
Tại sao gọi nhiếp ảnh là bộ môn nghệ thuật của ánh sáng. Vì với ánh sáng, hoặc mạnh hoặc yếu, hoặc tối hoặc sáng thì tuỳ theo hướng chiếu của nó mà các lớp cảnh của đối tượng nổi lên một cách khác nhau. Đồng thời, lại cũng có tác dụng làm cho hình dáng sắc lên hoặc dịu đi theo những cách khác nhau. Nếu bạn không biết cách đón nhận và điều khiển nguồn sáng thì có máy ảnh đắt tiền cũng không thể tạo ra ảnh đẹp.

  - Ánh sáng trực diện làm cho mọi đối tượng với mọi hình thể khác nhau đều bị chìm, tạo cảm giác bị dẹt.

  - Trái lại ánh sáng chếch 45 độ lại làm cho các đối tượng nổi rõ nhờ hiện tượng đổ bóng dù hình dáng các đối tượng có khác nhau. Đó là loại ánh sáng cổ điển.

  - Ánh sáng bên, đi lướt qua mặt tiền cảnh, làm nổi bật cấu trúc một cách hết sức mạnh mẽ và chất liệu của các vật thể: đá, gỗ, vải cho ta thấy cấu trúc đặc biệt của chúng.

  - Ánh sáng ngược cũng làm đổ bóng các vật thể nhưng chỉ thể hiện chúng thành những bóng đen.

 
Những điều cần biết để trở thành nhiếp ảnh gia (Phần cuối)

Bóng tối của buổi chiều tà có tính đối lập rất mạnh với ánh sáng mặt trời gay gắt của buổi ban trưa.

Trên thực tế, các máy ảnh càng hiện đại thì người chụp càng có thể có ảnh màu đẹp hơn. Nhưng ảnh trắng đen vẫn có giá trị của nó. Một bức ảnh đen trắng sẽ có một loạt các sắc độ sáng tối khác nhau, từ trắng toát đến đen kịt hoặc màu xám trung tính. Tất cả chúng gợi lên cho ta những chất liệu, những hình dáng khác nhau.

Màu sắc trong nhiếp ảnh

Thế giới ta đang sống không phải chỉ có hai màu đen trắng. Ảnh đen trắng có gía trị của nó thì những bức ảnh màu cũng có thể đem lại vẻ đẹo riêng của thực tại.
 
Ánh sáng trực diện thường bị cấm khi chụp ảnh đen trắng, nhưng lại có khả năng phân biệt được hai mảng của hình ảnh có thể sẽ bị lẫn vào với nhau.  Màu sắc khi lên hình có giá trị ở chỗ là tạo ra sự hài hòa giữa màu này với màu kia. Và khi bạn thật sự tìm ra giải pháp để nhấn mạnh sự tương phản màu sắc thì lúc đó chiếc máy ảnh mới thật sự hữu ích.
Những điều cần biết để trở thành nhiếp ảnh gia (Phần cuối)
Một bông hoa đỏ rực trên nền trời xanh có gợn chút mây trắng tạo điểm nhấn mạnh tới chừng nào. Hay màu xanh của rêu mốc trên một bức tường cũ kỹ cũng là một sự tinh tế mà chưa chắc ảnh đen trắng đã có thể tạo ra. Sự hài hòa hay tương phản của màu sắc đều là những yếu tố để tạo ra một bức ảnh màu chất lượng nhất.

Kết luận

Như vậy, cho dù bạn chưa biết gì về nhiếp ảnh nhưng nếu có niềm đam mê, hãy cứ xách máy ảnh lên và thử chụp bằng tất cả những kiến thức mà bạn có. Điều quan trọng là những nền tảng cơ bản cần được nắm rõ, có như vậy, con đường trở thành nhiếp ảnh gia của bạn mới rộng mở.

Nếu bạn có nhu cầu mua sắm máy ảnh, ống kính hay các thiết bị nhiếp ảnh chuyên nghiệp, bạn có thể liên hệ Binh Minh Digital để được hỗ trợ tốt nhất với các sản phẩm chính hãng giá cực rẻ thông qua hai hình thức: đăng ký mua hàng trả góp hoặc thanh toán một lần.

 

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 116 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000