Kỹ thuật ảnh panorama

16/02/2016, 04:40 AM
Ảnh Panorama có nghĩa là ảnh toàn cảnh, cảnh tầm rộng…Những bức ảnh đầu tiên được hình thành từ việc ghép nối các bức ảnh có liên hệ về cảnh vật với nhau để tạo ra một bức ảnh với quang cảnh siêu rộng như cả một dòng sông hay khu đô thị phía xa.
Kỹ thuật ảnh panorama
Trước đây panoroma được biết đến nhiều trong lĩnh vực hội họa, Robert Barker họa sĩ người Ireland được biết đến như là một người đi tiên phong trong lĩnh vực này.

Những người chơi ảnh hiện nay đang rất chuộng kỹ thuật chụp Panorama, nó trở thành một xu hướng mà các nhiếp ảnh gia chuyên lẫn không chuyên đều đam mê. Panorama đòi hỏi nhiều sự sáng tạo, óc ligic, trí tưởng tượng cao và kỹ thuật chụp.

>>> Đọc tin nhiếp ảnh mới nhất tại Binhminhdigital.com


Kỹ thuật ảnh panorama


Đối lập với ảnh chụp macro chỉ đối tượng cụ thể phóng đại hết mức, ảnh Panorama lại đưa vào khung hình sự bao quát toàn bộ khung cảnh một vùng rộng lớn và có thể chụp liên tiếp từng khung cảnh và nối chúng lại với nhau. Hay nói đơn giản là bạn có thể tạo ra những tấm ảnh siêu khổng lồ trong kích thước “tí hon”.

Panorama thường được sử dụng nhiều trong quảng cáo, các biển quảng cáo lớn tại Việt Nam.

Đây là kỹ thuật chụp ảnh tương đối khó và không phải thiết bị nào cũng làm được. Nhiều dòng máy ảnh chuyên nghiệp đã có hỗ trợ tính năng tạo ảnh Panorama. Nếu bạn muốn lưu giữ một khung cảnh cực kỳ rộng lớn mà khung hình máy ảnh không thể ghi lại được hết thì Panorama sẽ giúp bạn tạo ra bức ảnh bao quát được tất cả không gian trong tầm mắt. Với những người chụp ảnh không chuyên, trong máy ảnh bạn khởi động tính năng Panorama (tiếng Việt là chế độ “chụp ghép ảnh”), chú ý điều chỉnh máy ảnh để không thay đổi các thông số đo sáng và cân bằng trắng trong các kiểu ảnh nhằm tạo ra độ sáng đồng đều cho phép ghép ảnh dễ dàng hơn.

Để chọn chế độ chụp Panorama, thường bạn sẽ phải sử dụng bảng điều khiển Mode của máy hoặc bánh xe cuộn tùy theo dòng máy đang sử dụng. Khi chụp, bạn nên chụp cảnh ngoài cùng bên trái của không gian trước mặt, dịch chuyển khung hình qua phải, chụp tiếp khung cảnh, cứ thế cho đến khi đã chụp xong toàn bộ không gian thì máy ảnh sẽ tự động ghép các ảnh lại với nhau.


Kỹ thuật ảnh panorama


>>Tham khảo Những trường hợp cần lấy nét bằng tay

Kiểu này giống như là chụp nhiều tấm ảnh liên tiếp với một khoảng không gian rộng lớn rồi ghép lại với nhau.

Vì phải kết nối nên yêu cầu sự đồng nhất giữa các bức hình rất cao. Vì thế, không được để xảy ra hiện tượng rung lắc nếu không sẽ dẫn tới sự lệch ảnh, ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng. Tốt nhất bạn nên gắn máy ảnh lên chân máy ảnh khi chụp, tránh rung máy và làm hình mất cân đối hoặc bị lệch về một phía khiến cho ảnh ghép không sắc sảo. Trong quá trình chụp tránh những khoảng thiếu sẽ khiến cho ảnh bị trống, nên chụp các khoảng trùng giữa ảnh để tăng chất lượng các “điểm nối” và cho phép phần mền nối ảnh Panorama hoạt động chuẩn hơn.
 

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 116 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000