Học hỏi các nhà làm phim về cách phối màu cơ bản

22/07/2017, 06:54 AM
Màu sắc là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra cảm xúc cho người xem cũng như diễn đạt sắc thái hình ảnh. Một màu đỏ đậm có thể tạo ra sự kích động, trong khi một màu xanh có thể tạo ra cảm giác nhẹ nhàng,dể chịu. Có nhiều cách để phối màu, nhưng hầu hết đều dựa trên lý thuyết kết hợp màu sắc sử dụng bảng màu RYB ( màu trừ/ subtractive color). Hãy cùng tìm hiểu các cách phối màu cơ bản nhé!

Học hỏi các nhà làm phim về cách phối màu cơ bản

>>> Xem thêm bài viết:  Với 15 triệu đồng, bạn có cơ hội tiếp cận với combo máy ảnh nào?

Bảng màu RYB là gì?

Trong bảng màu RYB, các màu cơ bản là Đỏ (Red), Vàng (Yellow) và Xanh dương (Blue). Ba màu thứ cấp là Xanh lá (Green), Cam (Orange) và Tím (Purple). Các màu thứ cấp được tạo ra bằng cách trộn ba màu cơ bản, và các màu còn lại được tạo ra bằng cách trộn 6 màu này với nhau. Màu nóng nằm ở bên phải, màu lạnh ở bên trái. Các màu nóng mang lại cảm giác sáng sủa và kích thích, trong khi các màu lạnh mang lại cảm giác trầm và nhẹ nhàng hơn.
Dựa trên bảng màu này, các nhà làm phim đã tạo ra 5 qui tắc phối màu được sử dụng phổ biến trong phim điện ảnh.

Học hỏi các nhà làm phim về cách phối màu cơ bản

>>> Xem thêm bài viết:  Giải đáp những câu hỏi khi muốn mua một ống kính mới

Phối màu tương đồng (Analogous Color)

Màu tương đồng là những màu nằm cạnh nhau trên bảng màu, chúng ăn nhập với nhau và tạo ra sự hài hòa về tổng thể. Người ta thường sử dụng chúng với 1 màu làm chủ đạo, màu thứ 2 để củng cố và màu thứ 3 cùng với đen, trắng, xám để bổ trợ. Các bộ màu tương đồng với sắc ấm và lạnh có thể dùng để tạo ra các cảm giác khác nhau về không gian, hoặc diễn tả cảm xúc của cảnh quay. Một nhà tù có thể mang sắc xanh u ám, lạnh lẽo, trong khi một buổi hoàng hôn lại tràn ngập màu vàng cam ấm áp.

Học hỏi các nhà làm phim về cách phối màu cơ bản

>>> Xem thêm bài viết:  Ống kính với thân máy, cái nào quan trọng hơn?

Phối màu tương phản (Complementary Color)

Sử dụng 2 màu đối diện nhau trong bảng màu sẽ tạo ra cặp màu tương phản. Đây là cách phối màu thường được sử dụng nhất với một màu nóng và một màu lạnh, tạo ra sự khác biệt rõ rệt giữa vùng sáng và vùng tối và gây hiệu ứng thị giác mạnh nhưng vẫn tự nhiên. Cặp màu Cam (Orange) và Xanh lam (Teal) hay được sử dụng trong các phim bom tấn hiện nay như Taken, Mission Impossible: Ghost Protocol...là một ví dụ điển hình của việc sử dụng qui tắc phối màu tương phản.

Học hỏi các nhà làm phim về cách phối màu cơ bản

>>> Xem thêm bài viết:  Bảng xếp hạng ống kính phong cảnh cho máy ảnh Sony

Phối màu bộ ba ( Triadic Color)

Ba màu được xếp cách đều nhau trên bảng màu. Đây là cách phối màu khá khó dùng và cũng ít khi được sử dụng vì chúng tạo cảm giác chói, ngay cả khi sử dụng độ bão hòa màu thấp. Với một màu làm chủ đạo, 2 màu khác để nhấn mạnh,

Học hỏi các nhà làm phim về cách phối màu cơ bản

>>> Xem thêm bài viết:  Giữa khẩu độ và cảm biến, cái nào quyết định đến chất lượng hình ảnh trong điều kiện thiếu sáng?

Phối màu chữ nhật / phối màu bộ đôi tương phản ( Tetradic Color)

Phối màu chữ nhật sử dụng 4 màu, với 2 cặp màu đối diện nhau trên bảng màu, tạo ra một khung cảnh đầy màu sắc. Để làm giảm bớt sự mất cân đối, các nhà làm phim thường chỉ lấy 1 trong 4 màu làm chủ đạo.

Học hỏi các nhà làm phim về cách phối màu cơ bản
>>> Xem thêm bài viết: Các thiết lập đèn flash rời cho người mới chơi (Phần II)

Phối màu bổ túc (Split-complementary Color)

Là một kiểu khác của phối màu tương phản, phối màu bổ túc không sử dụng cặp màu tương phản đối diện nhau trên bảng màu mà sử dụng 2 màu kề bên, khiến nó vẫn giữ được độ tương phản nhưng có phần ít căng thẳng hơn. Giống như cách phối bộ ba, phối màu bổ túc cũng được sử dụng với một màu chính và 2 màu bổ sung.

>>> Tìm hiểu thêm về mua máy ảnh trả góp tại Thế giới điện máy Bình Minh Digital.

Lưu

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 116 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000