Dù nhiễu hạt nặng nhưng ISO siêu cao vẫn rất cần bởi lý do sau

18/10/2017, 01:45 AM
ISO của máy ảnh cho phép tăng cường độ nhạy sáng tối đa và có thể chụp ảnh ngay cả khi không thấy gì. Đương nhiên, đổi lại ta sẽ được một bức ảnh với độ nhiễu hạt cũng vô cùng nặng nề và có khi không thể sử dụng. ISO càng cao thì nhiễu hạt càng nặng, nhưng lý do tại sao dù nhiễu hạt nặng mà các máy ảnh vẫn luôn được mở rộng về ISO?
Dù nhiễu hạt nặng nhưng ISO siêu cao vẫn rất cần bởi lý do sau
Nếu bạn nghĩ rằng những chiếc máy ảnh như Sony A7R Mark II hay Nikon D5 có ISO khủng để có thể chụp ảnh theo kiểu “một phát ăn ngay” thì xin thưa rằng bạn đã nhầm. Nhưng vai trò của các mốc ISO cao như 25600 hay 51200 hay cao hơn nữa lại hỗ trợ cực tốt cho cả quá trình để có được một bức ảnh hoàn hảo. Trong trường hợp chụp ảnh phơi sáng là một ví dụ. Nhiếp ảnh gia Charles Brooks  đã thử làm một thí nghiệm như sau:

  + Địa điểm chụp: một đàn chim ở biển Muriwai (New Zealand) vào một đêm trời tối đen như mực.

  + Cách chụp thứ nhất: Charles Brooks quyết định để mức khẩu lớn nhất f/3.5 và tốc độ phơi sáng lên tới 60s với mức ISO cực thấp. Bức ảnh có sự nhiễu hạt cực thấp nhưng do trước đó không nhìn thấy gì nên anh phải tiếp tục phơi sáng bức thứ hai để bố cục lại khung hình lần nữa. Và bắt buộc lúc này phải chờ 60s mới được phơi sáng lần hai (Lý do bởi nếu cảm biến quá nóng sẽ làm mức nhiễu hạt tăng lên cho dù có để ISO thấp nhất đi nữa). Như vậy, phải mất vài phút thì  Charles Brooks  mới có thể chụp được một bức ảnh rõ ràng với bố cục như ý.

  + Cách chụp thứ hai: Thay vì để ISO cực thấp và phơi sáng dài, Charles Brooks  quyết định đẩy ISO cực cao lên tới 25600 của chiếc Panasonic GX8 mà anh đang sử dụng) và chỉ phơi sáng 5s. Cách làm này dù cho ảnh nhiễu hạt nặng nhưng thời gian chụp nhanh và anh có thể nhìn thấy bố cục hình ảnh rõ ràng chỉ với 1 lần chụp. Và điều lợi nhất chính là cảm biến máy không bị nóng nhiều, dẫn tới khả năng bị nhiễu hạt ở lần chụp thứ hai cực thấp, điều này cho phép phơi sáng dài thêm lần thứ hai ngay sau lần chụp đầu mà không phải đợi. Lần phơi sáng thứ hai ở ISO 1800 và tốc độ 60s cho ra kết quả ấn tượng:
Dù nhiễu hạt nặng nhưng ISO siêu cao vẫn rất cần bởi lý do sau
Dù nhiễu hạt nặng nhưng ISO siêu cao vẫn rất cần bởi lý do sau

Với cách chụp thứ hai, Charles Brooks đã rút ngắn tối đa thời gian chụp xuống chưa đầy 2 phút. Với cách làm đầu tiên, anh phải phơi sáng nhiều lần để có được ảnh đẹp nhất và bố cục ưng ý nhất.

Như vậy, ISO cao dù làm ảnh nhiễu hạt cực nặng nhưng lại có tác dụng khá mạnh trong việc hỗ trợ chụp ảnh thiếu sáng với thời gian thấp nhất. Bạn chỉ cần để ISO cực cao trong lần đầu tiên để nhìn thấy mọi thứ như thế nào, và lần chụp thứ hai sẽ dễ dàng hơn trong việc bố cục, góc nhìn.

>>> Hiện Thế Giới Điện Máy Binh Minh Digital đang có chính sách mua trả góp máy ảnh chính hãng tại các chi nhánh Đà NẵngHà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang và các chi nhánh khác trên toàn quốc.

(Nguồn: Petapixel)

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 116 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000