Cách phối ghép loa và amply karaoke đạt chuẩn

30/07/2019, 14:36 PM

Bạn muốn tự chọn cho gia đình một dàn karaoke gia đình mà không biết làm thế nào để phối ghép các thiết bị âm thanh cho phù hợp, đặc biệt là cách phối ghép loa và ampli karaoke phù hợp. Điều này có thể sẽ dễ dàng với một chuyên gia về âm thanh nhưng đối với một khách hàng bình thường hoặc một người chơi âm thanh không chuyên nghiệp thì sẽ thấy rất khó khăn. Chính vì vậy hôm nay BinhMinhDigital sẽ chia sẻ cho bạn cách phối ghép loa và amply karaoke đạt chuẩn nhất. 

Nguyên lý phối ghép dàn karaoke

Công suất lý tưởng nhất mà amply cần đạt được là công suất trung bình của amply phải lớn gấp đôi hoặc ít nhất là lớn hơn công suất trung bình của loa nghe nhạc. Chỉ có như thế âm thanh trong dàn âm thanh gia đình cho ra mới đảm bảo chất lượng. Nếu bạn chọn công suất trung bình của hai dòng loa và amply không đúng, âm thanh cho ra sẽ bị méo tiếng, rè tiếng, thậm chí dẫn tới cháy loa.

Ví dụ như công suất trung bình của loa là 100W thì công suất trung bình của amply phải là 200W hoặc lớn hơn 100W mới đảm bảo về mặt chất lượng âm thanh cho ra.

Khi amply của bạn quá yếu thì tín hiệu từ amply gửi đến loa sẽ thường xuyên xuất hiện trạng thái clip, và khi nó quá lâu dẫn tới amply chỉ gửi đi được dòng điện 1 chiều tới loa karaoke làm màng loa co giãn không bình thường, gây ra hiện tượng trên.

Những yếu tố ảnh hưởng tới việc phối ghép

- Thiết kế phòng nghe: Tùy theo phòng có diện tích bao nhiêu mà bạn chọn loại amply có công suất phù hợp. Nên nhớ rằng công suất amply tương đồng với diện tích phòng nghe mới cho chất lượng dàn âm thanh nghe nhạc chuẩn.

Với những không gian phòng có diện tích nhỏ từ 15 -20m2, bạn nên chọn công suất loa là 100W. Với diện tích phòng từ 20 – 30m2, bạn chọn công suất loa nghe nhạc là 200W, và cứ thế cấp độ càng ngày càng tăng theo diện tích. Khi công suất phù hợp với diện tích gian phòng, âm thanh cho ra sẽ tỏa tròn đều khắp gian phòng cho dù ngồi ở vị trí nào trong phòng. Đồng thời, không xảy ra tình trạng công suất quá nhỏ khiến dàn âm thanh nghe nhạc bập bõm, khó chịu.

- Dòng nhạc mà gia đình bạn hay nghe thuộc thể loại gì. Thể loại nhạc sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn công suất amply nghe nhạc. Bạn có thể hiểu đơn giản, dòng nhạc bạn hay nghe thuộc dòng nhạc nhẹ nhàng, sâu lắng bạn nên chọn amply công suất nhỏ và ngược lại, dòng nhạc gia đình bạn hay nghe thuộc dòng nhạc sôi động, bạn nên chọn amply nghe nhạc có công suất lớn để đảm bảo chất lượng âm thanh cho ra hiệu quả nhất.

- Khi phối amply với loa sub, bạn cần lưu ý đến đáp tuyến tần số và thông số kiểm soát âm trầm. Hơn nữa, thông số tối thiểu của amply nghe nhạc dùng cho loại này là 20Hz đối với tần số, và 400 trở lên với kiểm soát tần số. Thông số càng cao thì chất lượng âm thanh trong dàn âm thanh nghe nhạc càng trầm.

Tìm hiểu mối liên hệ giữa trở kháng của loa, tai nghe và amply

- Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu ohm là gì?

Ohm hay còn được đọc là ôm. Đó là một đơn vị được ký hiệu là: Ω. Đó là đơn vị của trở kháng. Vậy trở kháng là gì? Đó là một phép đo của một cái gì đó đối kháng/hạn chế dòng điện trong một mạch điện. Trong trường hợp này là cái gì đó như là một chiếc loa bose.

- Vậy sao bạn phải quan tâm đến trở kháng của loa và amply

Nếu bạn phối ghép các loa với nhau; việc đấu nối nhiều hơn một loa vào cùng một kênh của amplifier, hoặc có thể bạn đang tự đóng các thùng loa kết nối các củ loa với nhau, chắc chắn là phải chú ý đến. Nếu không bạn có thể phá vỡ/làm nổ/bắt lửa/chấm dứt làm việc/nổ tung... 

- Điện trở trong kết nối song song và nối tiếp

Trở kháng trong kết nối nối tiếp là rất đơn giản, giá trị của chúng cứ cộng thêm vào.

Tổng trở (R) = R1 + R2 + R3 +... + R(n)

Điện trở song song có một chút khó khăn. Đó là nghịch đảo các giá trị của chúng:

Do vậy: 1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +... + 1/R(n)

Trở kháng của loa và ampli bao nhiêu thì phù hợp để có thể kết hợp loa và ampli với nhau?

Tổng trở của loa mà nhỏ hơn trở kháng của amply thì amply sẽ bị quá tải và cháy, kể cả khi đã đảm bảo điều kiện ghép nối là: công suất amply lớn hơn công suất trung bình của loa. Đó là điều mà bạn cần ghi nhớ khi chọn ghép nối loa và amply có trở kháng khác nhau.

Giải thích theo vật lý thì: P= U*U/R.

U là điện thế bình thường không đổi. R(tổng trở của loa) nhỏ hơn R(amply) thì P(công suất của loa) sẽ tăng lên và khi lớn hơn quá nhiều với P(công suất của amply) sẽ gây ra hiện tượng chập cháy.

Trong trường hợp bạn chọn amply để chơi với loa siêu trầm thì bạn cần phải chú ý tới 2 thông số quan trọng: đáp tuyến tần số và thông số kiểm soát âm trầm hay chính là yếu tố giảm xóc, chống rung. Ngoài ra amply trong trường hợp này phải đáp ứng được tần số từ 20Hz trở lên và thông số kiểm soát âm trầm phải dạt từ 400 trở lên, thông số này càng cao thì âm trầm càng mạnh, đầm, không bị cụt.

Hiệu suất của Amply

Amply class A:

Có hiệu suất vào khoảng 15% – 20%, tức là tiêu thụ 100W điện chỉ đưa ra công suất ra loa tối đa là 20W, 80% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất nóng. Bù lại class A có độ méo cực nhỏ và âm thanh tự nhiên nhất.

Amply class B:

Có hiệu suất vào khoảng 70 – 80%, tức là tiêu thụ 100W điện sẽ đưa ra công suất ra loa tối đa 80W, 20% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất mát. Nhưng class B có độ méo lớn và âm thanh không hay nên ít được dùng trong các mạch audio cao cấp.

Amply class AB:

Có hiệu suất vào khoảng 45 – 60%, tức là tiêu thụ 100W điện sẽ đưa ra công suất ra loa tối đa được 60W. Class AB là chế độ trung gian giữa class A và class B, công suất ra lớn hơn class A và độ méo nhỏ hơn class B. Class AB hiên được dùng trong hầu hết các amply bán trên thị trường.

Trên đây là một số thông tin định hướng cho các bạn cách phối ghép amply và loa, ngoài ra bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia và đọc tài liệu hướng dẫn của các hãng sản xuất để có kết hợp chính xác. Hy vọng bài viết đã bổ trợ cho bạn thêm kiến thức trong việc phối ghép loa và amply sao cho dàn âm thanh của bạn sẽ đạt chuẩn theo ý muốn, chúc các bạn thành công!

>> Liên hệ Bình Minh Digital để được tư vấn và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn nhất khi mua dàn âm thanh Karaoke cũng như các thiết bị âm thanh khác. 

 

Copyright © 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN PHỐI BÌNH MINH

GPDKKD số 0310697334, cấp ngày 17/03/2011 tại Sở kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: 116 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Show room:Toà Sarica B.002, Đường D9, Khu Đô Thị Sa La, Phường An Lợi Đông, TP. Thủ Đức (Quận 2 cũ)
Hồ Chí Minh, Việt Nam, 700000